Con nhân mã ở trong vườn

Giới thiệu:


Ngược lại, những người chọn Bắt trẻ đồng xanh thì cho đây là một tác phẩm có giá trị văn học, giá trị đạo đức, hấp dẫn, thiết thực và dễ hiểu. Vậy thật ra cuốn Bắt trẻ đồng xanh có vô đạo đức như người ta phê phán không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần phải hiểu rõ đạo đức là gì. Điều chắc chắn, nếu người đọc chỉ chăm chú đến những từ ngữ khiếm nhã ám chỉ hành vi tính dục, những nghi ngờ về tín điều tôn giáo mà không quan tâm đến nội dung câu chuyện của nó thì Bắt trẻ đồng xanh đúng với mô tả của họ. Người ta không thèm đọc kỹ nó, nhưng chỉ cần lật qua năm bảy trang là có thể nhanh chóng chỉ ra những đoạn, những từ xúc xiểm, trái khoáy.


    




Tuy nhiên có nhiều con đường để tiếp cận với đạo đức. Chúng ta đừng để ai lớn tiếng áp đặt mà hãy tự chọn cho mình một lối tiếp cận già dặn và đầy trách nhiệm, được thử thách qua thời gian.

Thứ nhất; như chúng ta đã biết, “tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng”, hiểu rộng ra là ai ai cũng có quyền được đối xử một cách trân trọng như nhau, và đó chính là một tín điều đạo đức. Đạo luật về nhân quyền của Mỹ có những bổ sung sửa đổi trình bày chi tiết nghĩa vụ đạo đức ấy. Jefferson và Franklin cũng đã để lại những tác phẩm lý giải kỹ hơn vấn đề này.

Thứ hai; trải qua nhiều thế kỷ, các triết gia đã ủng hộ những đánh giá hành vi đạo đức từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, Aristotle trong Đạo đức học của Nicomaque trình bày những quy phạm của ông về một lối sống đức hạnh. Vào thế kỷ 18, Emmanuelle Kant trong Phê bình lý tính thuần túy đã tác động đến tư tưởng đạo đức đương thời bằng những suy luận về “mệnh lệnh nhất thiết” (categorical imperative), một quy luật phổ quát dựa trên sự tự trị của ý chí.

Thứ ba; gần đây các triết gia đã khai triển các học thuyết đạo đức như là kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm về cách đối nhân xử thế của con người. Đáng kể nhất là công trình của Lawrence Kohlberg. Ông đã định nghĩa lại những khái niệm đạo đức như công bằng, sự tôn trọng cá nhân, quyền con người bằng quan điểm đa văn hóa và lịch sử.

Tất cả những đường lối tiếp cận đạo đức trên đây có nhiều điểm tương đồng, nhất là khi đối chiếu chúng với những châm ngôn trong Tân Ước (mà những kẻ chỉ trích thì giành lấy Tân Ước làm cái gốc đạo đức cho những phát biểu của họ!)


Comments